Không còn là chuyện hy hữu, các vụ tai nạn phỏng, chết người do sử dụng nồi áp suất xảy ra ngày càng nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mặc dù công nghệ sản xuất nồi áp suất ngày càng hoàn thiện về tính năng an toàn, nhưng nếu người sử dụng vận hành sai vẫn có thể gặp nguy hiểm.Dưới đây là hướng dẫn của Nội Thất Gia Minh chia sẻ cho các bạn.Bạn đọc đi nhé


Cơ chế hoạt động của nồi áp suất

Thành phần chủ yếu đảm bảo chức năng và hoạt động của nồi áp suất là van an toàn, van giảm áp, then cài, vòng đệm cao su bịt kín giữa thân nồi và nắp… Khi nấu, nắp nồi đậy kín, nhiệt độ tăng dần có thể lên tới 1500C, chất lỏng trong nồi được làm nóng đến điểm sôi tạo ra hơi nước. Vì hơi nước không thể thoát khỏi nồi nên sẽ tạo ra áp lực tiếp xúc trực tiếp với bề mặt thực phẩm giúp chín nhanh hơn. Khi áp suất đến ngưỡng chịu đựng, van giảm áp hoạt động để hơi nước xì bớt ra ngoài. Tuỳ loại nồi, trên nắp còn bố trí thêm một van an toàn phòng khi van giảm áp bị lỗi. “Ưu điểm chính của nồi áp suất là nấu chín rất nhanh, ít hao nhiên liệu và không tiêu huỷ các chất bổ dưỡng trong thực phẩm”

trong những vụ cháy nổ khi sử dụng nồi áp suất vừa qua, có trường hợp do mua nhầm nồi kém chất lượng (hàng giả, không đảm bảo độ bền cơ học) nhưng phần lớn đều do vận hành sai: đang đun nấu, mở nắp nồi đột ngột khi áp suất còn quá cao; đè van giảm áp bằng vật nặng để thực phẩm mau chín; đun nấu quá lửa; van an toàn và van giảm áp bị tắc do thực phẩm (nấu cháo, bánh đúc…); nấu quá đầy...

Thao tác sao cho an toàn?

Trên thị trường hiện có nhiều loại nồi áp suất với tính năng khác nhau, mỗi loại có một hướng dẫn sử dụng riêng, nên người tiêu dùng cần phải đọc kỹ. Nên mua nồi có xuất xứ rõ ràng, có độ tin cậy cao của hãng nổi tiếng, có bảo hành. Lúc mới đặt nồi lên bếp nên nấu với lửa lớn, khi thật sôi có thể điều chỉnh lửa nhỏ lại. Tuỳ loại thực phẩm mà có thời gian nấu khác nhau, nên theo hướng dẫn của nhà sản xuất (thời gian nấu tính từ lúc hơi thoát ra, không phải từ lúc bắc nồi lên bếp). Nấu xong bắc nồi xuống chờ hơi thoát ra hết mới mở nắp, không dùng nước lạnh đổ lên nồi để làm nguội. Nên nghiêng người, không để mặt, tay sát nồi khi mở nắp, để tránh hơi nóng bốc vào mặt gây phỏng “Sau khi sử dụng nên chùi rửa nồi sạch sẽ, không dùng giấy nhám hay đá mài làm trầy xước nồi. Cần chùi rửa kỹ vòng đệm cao su và các van, không để thức ăn bám vào làm vòng đệm bị hở hoặc nghẹt van”.

Khi sử dụng nồi áp suất cần đặc biệt lưu ý van giảm áp. Khi van tắc, không thấy xì hơi, người sử dụng dễ lầm tưởng áp suất trong nồi đã giảm, nếu vặn ra có thể gây nổ. Có thể kiểm tra van giảm áp bằng cách nhấp lên nhấp xuống, nếu thấy không đảm bảo thì phải thay mới. Lượng thức ăn cho vào nồi chỉ khoảng 2/3 dung tích nồi; với thức ăn có độ nở cao và sinh bọt như cháo, các loại đậu hoặc những thứ có nhiều nước, lượng thực phẩm giới hạn là 1/3 dung tích. Đối với các thức ăn khác (thịt, cá) lượng thực phẩm không quá 3/4 dung tích nồi.

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ :

Nội thất Gia Minh
Showroom: Số 600 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT: 04.62926856 - 0983 649 239 - 0912 724 083 - 096 888 1131 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét